Nguyên Nhân, Cách Phòng Ngừa Và Dấu Hiệu Trẻ Bị Tay Chân Miệng

Home / Nguyên Nhân, Cách Phòng Ngừa Và Dấu Hiệu Trẻ Bị Tay Chân Miệng
VanPho 7 Tháng Tám, 2020 Nhi khoa
Đánh giá bài viết

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi và có tốc độ lây lan nhanh. Đặc biệt, bệnh sẽ để lại một số di chứng nếu không được phát hiện sớm. Bài viết dưới đây Đa khoa Phương Nam chia sẻ cho các phụ huynh nguyên nhân, cách phòng ngừa và dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng để bố mẹ có hướng chăm sóc tốt cho các con.

dau-hieu-tre-bi-tay-chan-mieng
Nguyên nhân, cách phòng ngừa và dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng

Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị tay chân miệng

Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tay chân miệng là nhiễm trùng Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71. Những dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng có thể cho thấy tình trạng sức khỏe đang diễn biến như thế nào. Các biến chứng tay chân miệng nguy hiểm thường gặp như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71. Bệnh lây lan thông qua quá trình tiếp xúc giữa trẻ lành với trẻ bị nhiễm bệnh. Cụ thể như:

  • Nước bọt
  • Tiếp xúc trực tiếp với dịch của mụn nước, bọng nước
  • Dịch tiết ra không khí sau khi ăn uống, ho hoặc hắt hơi, nói chuyện của trẻ bị nhiễm
  • Phân của trẻ nhiễm bệnh
  • Trẻ cầm nắm đồ chơi, chạm vào các vật dụng của trẻ bệnh
dau-hieu-tre-bi-tay-chan-mieng
Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tay chân miệng là nhiễm trùng Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71

Nhận biết dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng

Các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ rất dễ nhận biết, bao gồm:

  • Trẻ bị sốt
  • Đau họng
  • Cảm giác không khỏe (khó chịu)
  • Các tổn thương đau, đỏ, giống như phồng rộp trên lưỡi, nướu và bên trong má
  • Phát ban đỏ, không ngứa nhưng đôi khi có bọng nước, ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và đôi khi ở mông
  • Biếng ăn
  • Chảy nước bọt nhiều

Khoảng thời gian từ khi nhiễm trùng đến khi bắt đầu có các dấu hiệu và triệu chứng (thời kỳ ủ bệnh) khoảng từ ba đến sáu ngày. Sốt thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh tay chân miệng, sau đó là đau họng và đôi khi kén ăn và khó chịu.

Một hoặc hai ngày sau khi bắt đầu sốt, các vết loét đau có thể phát triển ở miệng hoặc cổ họng. Triệu chứng phát ban trên bàn tay và bàn chân và có thể ở mông xuất hiện sau một hoặc hai ngày.

Các vết loét phát triển ở miệng và cổ họng có thể đó là dấu hiệu nói lên rằng con bạn đang bị nhiễm một loại vi-rút mang tên là herpangina. Các đặc điểm khác biệt của herpangina bao gồm sốt cao đột ngột và trong một số trường hợp có thể co giật. Các vết loét phát triển trên bàn tay, bàn chân hoặc các bộ phận khác của cơ thể là rất hiếm.

dau-hieu-tre-bi-tay-chan-mieng
Phát ban đỏ, không ngứa nhưng đôi khi có bọng nước, ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và đôi khi ở mông là dấu hiệu của bệnh tay chân miệng

Các phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Một số biện pháp phòng ngừa có thể giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh tay chân miệng:

Rửa tay cẩn thận : Dạy trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hoặc thay tã và khi ăn. Khi không có nước và xà phòng, hãy sử dụng khăn giấy hoặc gel nước rửa tay khô.

Khử trùng các khu vực chung: Hãy tập thói quen làm sạch các bề mặt và khu vực có nhiều người qua lại trước tiên bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch thuốc sát trùng. Các trung tâm chăm sóc trẻ em nên tuân theo một lịch trình nghiêm ngặt về việc làm sạch và khử trùng tất cả các khu vực chung, bao gồm cả các đồ dùng chung như đồ chơi, vì vi rút có thể sống trên những đồ vật này trong nhiều ngày. Các mẹ nên chú ý thường xuyên vệ sinh núm vú giả cho bé.

Dạy cho trẻ cách vệ sinh sạch sẽ: Chỉ cho trẻ cách thực hành vệ sinh tốt. Giải thích cho trẻ lý do tại sao không nên cho ngón tay, bàn tay hoặc bất kỳ đồ vật nào khác vào miệng.

Cách ly những người lây nhiễm: Vì bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan, trẻ em nhiễm bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người khác khi xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng bệnh tay chân miệng. Không cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng đến nhà trẻ hoặc trường học cho đến khi lành bệnh. 

Khi nào cho trẻ đi khám bác sĩ

Thông thường bệnh tay chân miệng có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, cần phải đến các cơ sở y tế nếu các triệu chứng diễn biến xấu đi. Cụ thể là:

  • Sốt cao liên tục khó hạ kèm với nôn ói
  • Nghi ngờ có biến chứng thần kinh (giật mình, run chi, chới với, bứt rứt, ngủ gà, co giật, hôn mê…)
  • Thở khó, thở nhanh, thở không đều
  • Tim nhanh, tay chân lạnh, thay đổi màu sắc da (xanh tái hoặc tím)
  • Thân nhân quá lo lắng, không thể theo dõi tại nhà

Bệnh tay chân miệng không khó điều trị nhưng nếu không phát hiện sớm để can thiệp kịp thời tại cơ sở y tế uy tín và chất lượng sẽ dẫn đến các biến chứng về thần kinh, hô hấp và tim mạch hoặc có thể nguy hiểm hơn. 

Địa chỉ điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em uy tín và chất lượng

dau-hieu-tre-bi-tay-chan-mieng
Địa chỉ điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em uy tín và chất lượng

Nhờ vào đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên được đào tạo chuyên sâu, trang thiết bị hiện đại, đồng bộ đạt chuẩn quốc tế,… Đa khoa Phương Nam hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng thông qua các tiêu chí chăm sóc như: 

  • Đa khoa Phương Nam có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nhi giỏi, giàu kinh nghiệm luôn đưa ra chẩn đoán chính xác giúp bạn an tâm.
  • Các thiết bị máy móc, dụng cụ y khoa được vô trùng kỹ lưỡng giúp bạn yên tâm, thoải mái khi đến khám nơi đây.
  • Trang thiết bị cơ sở vật chất khang trang, hiện đại được thiết kế theo quy mô đạt chuẩn quốc tế.
  • Dịch vụ  chất lượng, quy trình thăm khám nhanh chóng, mọi người không phải đợi lâu
  • Chi phi thăm khám hợp lý được kê khai minh bạch, rõ ràng từng hạng mục. Đồng thời thông báo trước với người bệnh mức phí dịch vụ.
  • Tôn trọng ý kiến của người bệnh.
  • Tuyệt đối không lạm dụng việc kê đơn thuốc, xét nghiệm, chẩn đoán.
  • Thời gian làm việc linh hoạt từ 8 giờ đến 20 giờ tất cả các ngày trong tuần kể cả các ngày lễ mà không thu thêm chi phí

Nếu bạn còn những thắc mắc nào liên quan đến cách nhận biết dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng hãy liên hệ qua hotline 1900 633698. Các chuyên gia Đa khoa Phương Nam sẵn sàng phục vụ bạn 24/7. 

Những Thay Đổi Của Mẹ Và Bé Khi Siêu Âm 22 Tuần15 Lời Khuyên Giúp Quá Trình Phát Triển Của Thai Nhi Hoàn Hảo

ĐÔI NÉT VỀ PHÒNG KHÁM

Trở thành sự lựa chọn tối ưu của bệnh nhân trong cả nước. Bệnh viện luôn sát cánh cùng bệnh nhân và gia đình qua việc mang đến cho các bệnh nhân những dịch vụ vừa toàn diện, vừa chuyên biệt và hiệu quả nhằm đem lại sức khỏe và niềm vui cho bệnh nhân.Trọng tâm của chúng tôi trong việc chăm sóc sức khỏe là lời cam kết không chỉ đáp ứng đầy đủ mà còn vượt lên trên sự mong đợi của bệnh nhân. Tại bệnh viện Đa Khoa Phương Nam, bệnh nhân sẽ được trải nghiệm sự yêu thương chăm sóc như ở gia đình.

TAGS

Đăng kí nhận ưu đãi

Đăng ký ngay để nhận được những thông tin về sức khỏe và ưu đãi

Bạn chưa điền số điện thoại

Chat ngay 1