Bà bầu cần khám những gì? Việc thăm khám trong thời kỳ mang thai còn phụ thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ. Cụ thể
Mốc khám thai vào tuần 11 – 13 của thai kỳ
Mốc khám thai vào tuần 11 – 13 của thai kỳ là thời điểm mẹ bầu nên thực hiện các xét nghiệm cần thiết như:
Siêu âm sàng lọc, kiểm tra sự phát triển của thai nhi, số lượng thai, ngày dự sinh, các bất thường của thai nhi về nhiễm sắc thể,…
Xét nghiệm Double test: Giúp tầm soát nguy cơ phát triển hội chứng Down, Edward hoặc Patau.
Xét nghiệm máu: Giúp xác định các nguy cơ tiềm ẩn như thiếu máu, thiếu sắt có ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi.
Xét nghiệm nước tiểu: Giúp xác định nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu, tổn thương thận hoặc một vấn đề bất thường khác.
Mốc khám thai vào tuần 20 – 24
Ở tuần thai 20 – 24, thai nhi đã có kích thước tương đối lớn, các cơ quan trong cơ thể đã hình thành và phân chia rõ rệt nên sẽ dễ dàng phát hiện dị tật. Bác sĩ sẽ dùng đến kỹ thuật siêu âm 3D, 4D để khảo sát hình thái học thai nhi nhằm phát hiện dị tật ở hầu hết các cơ quan, nội tạng, như:
Đánh giá giải phẫu của thai nhi: não, tim, phổi, tay chân…
Đo các chỉ số phát triển của thai: như vòng đầu, đường kính lưỡng đỉnh, vòng bụng, chiều dài xương đùi,…
Bác sĩ sẽ đo chiều dài lưỡng đỉnh, dựa vào số đo ấy bác sĩ kết luận xem có gì bất thường ở đầu ở não không.
Xem kỹ phần gương mặt của bé xem có bị sứt môi, hở hàm ếch, có đầy đủ hai tai, phần mũi có sống mũi hay không.
Xác định chính xác cơ quan nội tạng khác như tim, phổi, dạ dày, thận bằng Doppler màu,…
Kiểm tra tứ chi về độ dài và số lượng xem có gì bất thường, có đầy đủ hay thiếu ngón chân ngón tay nào không.
Kiểm tra lượng nước ối có bình thường hay không, vị trí rau bám có tốt hay không, vị trí của dây rốn có bị bám màng hay không.
Mốc khám thai quan trọng 3: vào tuần 30 – 32
Thời điểm này thai nhi đã lớn, những bất thường mà ở mốc khám thai 20 – 22 tuần chưa phát hiện thì đến nay đã có thể thấy rõ.
Tuy không đình chỉ thai kỳ ở giai đoạn thai nhi đã khá lớn, nhưng việc phát hiện bất thường thai nhi sẽ giúp bố mẹ chủ động trong công tác chuẩn bị cho cuộc sinh nở sắp tới: chuẩn bị tâm lý, lựa chọn phương pháp sinh thường hay sinh mổ, sinh ở thời điểm nào, chuẩn bị chăm sóc, điều trị cho bé sau sinh tra sao nếu bé có vấn đề…
Kiểm tra trước khi sinh
Nhiều bậc cha mẹ sắp sinh chọn làm các xét nghiệm trước khi sinh. Các xét nghiệm trước sinh chẩn đoán có thể phát hiện chính xác liệu thai nhi có vấn đề cụ thể hay không. Xét nghiệm sàng lọc đôi khi được theo sau bởi xét nghiệm chẩn đoán. Bao gồm xét nghiệm máu, chọc dò nước ối , CVS và siêu âm.
Một số phụ nữ lo lắng về các tình trạng bệnh lý mà họ đã mắc phải có thể ảnh hưởng đến thai kỳ. Vậy những bệnh lý nào ảnh hưởng đến thai kỳ. Cụ thể:
Tiểu đường thai kỳ: Một số phụ nữ mang thai phát triển tình trạng này, thường là sau ba tháng đầu. Nhau thai cung cấp cho thai nhi các chất dinh dưỡng và oxy, đồng thời cũng tạo ra các hormone. Insulin giúp cơ thể lưu trữ đường trong thức ăn, sau đó được chuyển hóa thành năng lượng. Trong bệnh tiểu đường thai kỳ, vấn đề với insulin dẫn đến lượng đường trong máu cao.
Tiền sản giật (hay còn gọi là nhiễm độc thai nghén): Tình trạng này có thể xảy ra sau tháng thứ sáu, gây ra huyết áp cao, phù nề (chất lỏng tích tụ trong các mô cơ thể gây sưng bàn tay, bàn chân hoặc mặt) và protein trong nước tiểu.
Mẹ Rh âm tính / Thai nhi Rh dương tính (còn gọi là không tương thích Rh ): Nếu con bạn có Rh dương tính và bạn Rh âm tính, các vấn đề có thể xảy ra khi các tế bào máu của em bé vào máu của bạn. Cơ thể của bạn có thể phản ứng bằng cách tạo ra các kháng thể và phá hủy các tế bào hồng cầu.
Bên cạnh bà bầu cần khám những gì khi mang thai, vì sức khỏe của bạn và thai nhi, mẹ bầu nên thực hiện các lời khuyên sau:
Không hút thuốc, uống rượu, hoặc dùng ma túy .
Nghỉ ngơi đầy đủ.
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học.
Không sử dụng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh đó, các mẹ bầu nên chú ý các điều sau ki mang thai:
An toàn thực phẩm
Khi mang thai, bạn cũng cần tránh các loại thực phẩm có chứa các loại vi khuẩn trong như: Listeriosis và bệnh toxoplasma có thể đe dọa tính mạng của thai nhi và có thể gây dị tật bẩm sinh hoặc sẩy thai.
Các thực phẩm có chứa nhiễm khuẩn trên bao gồm:
Pho mát chưa tiệt trùng.
Sữa chưa tiệt trùng, nước trái cây và rượu táo.
Trứng sống hoặc thực phẩm có trứng sống.
Thịt, cá hoặc động vật có vỏ sống hoặc nấu chưa chín.
Thịt chế biến như xúc xích và thịt nguội.
Cá là thực phẩm dĩnh dưỡng cần có trong thực đơn hằng ngày khi mang thai vì chúng chứa các axit béo omega-3, giàu protein và ít chất béo bão hòa. Nhưng một số loại cá này: Cá mập, cá kiếm, cá thu, cá marlin, cá nhám da cam, cá ngừ và cá ngói có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao, có thể gây hại cho não đang phát triển của thai nhi.
Vắc-xin
Tiêm phòng cúm có thể kiểm soát các vấn đề liên quan đến cúm cho bà bầu. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến cáo nên tiêm phòng cúm trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ để phòng ngừa bệnh.
Các chủng ngừa Tdap (chống uốn ván, bạch hầu, và ho gà ) được khuyến khích cho tất cả phụ nữ mang thai.
Những thay đổi về thể chất khi mang thai
Mang thai có thể gây ra một số thay đổi khó chịu, bao gồm:
Buồn nôn và nôn, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
Chân bị sưng tấy lên.
Giãn tĩnh mạch ở chân và khu vực xung quanh cửa âm đạo.
Ợ chua và táo bón.
Đau lưng, mệt mỏi, mất ngủ.
Bà bầu cần khám những gì? Gói chăm sóc sức khỏe thai kỳ tại Đa khoa Phương Nam ra đời nhằm giúp thai phụ có kế hoạch chăm sóc thai nhi toàn diện để con yêu của bạn được phát triển khỏe mạnh. Khi chọn gói thai sản, thai phụ sẽ được:
Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao. Đồng thời lên kế hoạch siêu âm theo từng giai đoạn để theo dõi sức khỏe thai nhi và thai phụ.
Bác sĩ chuyên khoa nhi tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng thai phụ.
Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường.
Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ.
Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện.
Dịch vụ, chi phí gói chăm sóc sức khỏe thai kỳ phù hợp, và không thu thêm phụ phí.